Quách Ngọc Tuyên: Tôi không được Lý Hải ưu ái khi đóng 'Lật mặt 7'
Vùng Donbas, gồm tỉnh Donetsk và Lugansk, hiện là mặt trận chính và mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch quân sự của Nga. Dữ liệu tình báo nguồn mở và định vị địa lý cho thấy Nga đang nắm giữ hơn 80% lãnh thổ Donbas, gồm 98,5% tỉnh Luhansk và 70% diện tích Donetsk.Quân đội Nga mô tả Kurakhove là trung tâm hậu cần quan trọng của quân đội Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, "để mất thành phố sẽ khiến Kyiv gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho lực lượng tại mặt trận Donetsk. Họ cũng không thể triển khai các khẩu đội pháo binh từ khu vực này để tấn công thành phố Donetsk".Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân đội Ukraine đã biến Kurakhovo thành pháo đài kiên cố trong hơn 10 năm qua, với mạng lưới cứ điểm rộng lớn và hệ thống liên lạc ngầm. Thành phố này còn được che chắn bởi một hồ chứa nước ở phía bắc, hạn chế đáng kể khả năng cơ động của các đơn vị xung kích Nga. Theo phía Nga, Ukraine tập trung tại đây khoảng hơn 15.000 quân.Bộ Quốc phòng Nga cho rằng việc giành được Kurakhove sẽ giúp quân đội nước này “mở rộng không gian tác chiến, đẩy nhanh tốc độ kiểm soát tỉnh Donetsk".Nhưng trong cùng thời điểm thì Ukraine hôm qua đã phát động một cuộc tấn công mới ở vùng Kursk ở miền tây nước Nga, nơi lực lượng Kyiv đã kiểm soát một số khu vực trong suốt 5 tháng qua.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ có thể buộc Nga tham gia các cuộc hòa đàm và chấm dứt chiến sự ở Ukraine.Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 3 giờ với nhà báo Mỹ Lex Fridman được phát hôm 5.1, ông Zelensky cho rằng vị tổng thống đắc cử thuộc đảng Cộng hòa có vai trò quyết định trong việc đảm bảo an ninh của Ukraine, mở đường cho sự đàm phán dàn xếp còn được châu Âu ủng hộ.Ông Zelensky tuyên bố: "Ông Trump và tôi sẽ đạt được thỏa thuận và... đưa ra các cam kết an ninh mạnh mẽ, cùng với châu Âu, và sau đó chúng ta có thể nói chuyện với phía Nga".Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump tuyên bố sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine ngay lập tức, dù không nói bằng cách nào. Ông đã chỉ trích mạnh mẽ khoản viện trợ quân sự khổng lồ được gửi đến Ukraine dưới thời Tổng thống Joe Biden và bày tỏ sự nghi ngờ về việc Mỹ tham gia NATO.Khi được hỏi Ukraine cần gì để đồng ý ngừng bắn, ông Zelensky trả lời là cần có sự đảm bảo an ninh, tốt nhất là trong khuôn khổ NATO.Ngoài ra, Tổng thống Ukraine còn cảnh báo rằng NATO sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ giảm các cam kết hoặc rút khỏi liên minh, điều mà ông Trump nhiều lần ám chỉ.Tổng thống Ukraine cảnh báo việc Mỹ rời khỏi khối sẽ là "sự kết thúc, nghĩa là cái chết của NATO".Trong gần 3 năm chiến sự qua, sự hỗ trợ của NATO có giá trị sống còn đối với Ukraine, không chỉ về kinh phí, vũ khí đạn dược và các trang thiết bị quân sự khác, mà cả về huấn luyện tân binh. Nhiều nước phương Tây đã giúp Ukraine tổ chức huấn luyện và trang bị cho những lữ đoàn mới theo chuẩn NATO. Tuy nhiên, một đơn vị do Pháp giúp huấn luyện, mang cái tên mỹ miều là “Anna xứ Kyiv” đã bị nêu danh trong một vụ bê bối lớn và đang bị điều tra.Trang The Kyiv Independent hôm nay dẫn lời Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi cho hay đã chỉ đạo củng cố Lữ đoàn Cơ giới 155 sau thông tin về tình trạng đào ngũ và quản lý yếu kém. TƯớng Syrsky nhấn mạnh sẽ chú trọng xây dựng năng lực cho đơn vị điều khiển máy bay không người lái của lữ đoàn, và giải quyết các vấn đề khó khăn khác. Tình hình cuộc xung đột tại Gaza, Israel và Hamas hôm 5.1 đã tranh cãi về các chi tiết của một thỏa thuận nhằm ngừng giao tranh ở Dải Gaza và đưa các con tin về nhà, trong khi các quan chức Palestine cho biết các cuộc ném bom tăng cường của Israel đã giết chết hơn 100 người vào cuối tuần qua.Một quan chức Hamas cho biết nhóm này đã phê duyệt danh sách 34 con tin Israel sẽ được trao trả như một phần của thỏa thuận cuối cùng có thể dẫn đến lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố nói rằng Hamas chưa cung cấp danh sách con tin.Câu chuyện truyền thông thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới
Theo ông Tony Popovic, AFF Cup là giải đấu rất hấp dẫn và ông muốn các cầu thủ của mình có cơ hội thi đấu cọ xát tại giải đấu này. Vị HLV của đội bóng xứ sở chuột túi nói: "Tôi rất thích AFF Cup. Còn với đội tuyển Úc, càng có nhiều trận đấu cọ xát cho Socceroos ở nhiều giải đấu khác nhau càng tốt. Bất kỳ giải đấu quốc tế nào cũng sẽ có ích cho các cầu thủ. Nếu những cầu thủ chuyên nghiệp vướng lịch thi đấu với CLB của họ trong những ngày diễn ra AFF Cup, chúng tôi có thể sử dụng các cầu thủ U.17, U.20 và U.23 cho giải đấu này".Trước HLV Tony Popovic, cựu HLV đội tuyển Úc Graham Arnold cũng từng ủng hộ việc đội bóng xứ sở chuột túi tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.Liên đoàn Bóng đá Úc gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) từ năm 2006. Sau đó, đến năm 2013, AFC phân bố Úc về với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF). Việc phân bố Úc về với AFF xét theo điều kiện địa lý của nước Úc, nước này rất gần với 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là Indonesia và Timor Leste. Từ khi về với AFF năm 2013, bóng đá Úc tham dự đầy đủ các giải trẻ của bóng đá khu vực. Họ được quyền cử đội tuyển futsal quốc gia tham dự giải futsal vô địch Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các giải AFF Cup dành cho nam và cho nữ, đội tuyển bóng đá quốc gia Úc chưa được AFF đồng ý cho thi đấu. Ở AFF Cup dành cho nữ, Úc chỉ được cử đội trẻ tham dự. Còn ở AFF Cup dành cho nam, Úc không được cử đại diện tham dự.Theo xu thế chung của bóng đá toàn cầu, việc này có thể được thay đổi, nếu HLV Tony Popovic đã mở lời và nếu Liên đoàn Bóng đá Úc tha thiết yêu cầu AFF cho phép họ tham dự AFF Cup. Hiện tại, các đội tuyển ở Đông Nam Á đang rất muốn được cọ xát với các đội bóng có trình độ cao bên ngoài Đông Nam Á, nhằm nâng cao trình độ cho chính mình. Thế nên, việc có thêm đội Úc thi đấu với các đội tuyển trong khu vực ở 1 giải chính thức tại Đông Nam Á, càng tốt cho các đội Thái Lan, Việt Nam, Malaysia hay Indonesia.Mặt khác, nhiều đội bóng ở Đông Nam Á giờ sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch. Ví dụ như Indonesia có đội hình gồm toàn các cầu thủ gốc châu Âu, nên các đội còn lại ở Đông Nam Á giờ không xa lạ với việc tranh chấp với những cầu thủ thể hình và thể lực tốt, đến từ các nước bên ngoài Đông Nam Á. Thành ra, việc đội Úc xuất hiện tại AFF Cup lúc này có lẽ không còn là vấn đề quá lớn, với giới bóng đá Đông Nam Á nữa.Vấn đề còn lại được HLV Tony Popovic của đội tuyển Úc đề cập trong trường hợp đội bóng xứ sở chuột túi gia nhập AFF Cup, đó là: "Có vẻ như lịch thi đấu của giải đấu này không ủng hộ chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ từ từ nghiên cứu về vấn đề nói trên. Nếu có bất kỳ cơ hội nào để chúng ta hoàn thiện lịch thi đấu quốc tế của mình, tại sao chúng ta không làm điều đó".Cũng liên quan đến lịch thi đấu của AFF Cup, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, thời điểm diễn ra AFF Cup sẽ thay đổi. Có thể giải đấu này trong thời gian tới sẽ diễn ra đúng lịch FIFA Days, trong bối cảnh các liên đoàn mạnh tại AFF như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore đều muốn giải đấu diễn ra trong khung thời gian thuận lợi nhất để từng đội tuyển của từng nền bóng đá gom quân một cách dễ dàng nhất, xây dựng được một đội tuyển quốc gia mạnh nhất.
Thanh Hằng lên tiếng chuyện ưu ái con trai NSƯT Chiêu Hùng khi làm giám khảo
Trên mạng xã hội Instagram, bà Veronica "Kitty" Duterte, con của cựu Tổng thống Philippines Duterte, đã chia sẻ một bức ảnh chụp cha cô đang ngồi trong phòng giam thuộc căn cứ không quân Villamor với dòng trạng thái: "Giam giữ bất hợp pháp. Không có lệnh bắt giữ".Theo bà Veronica, ông Duterte đã yêu cầu các quan chức đưa bằng chứng cho việc bắt giữ mình. "Luật pháp là gì và tôi đã phạm tội gì?", ông Duterte hỏi trong một đoạn video được ghi lại trong phòng giam tại căn cứ không quân Villamor."Hãy cho tôi thấy cơ sở pháp lý để bắt giữ tôi ở đây. Rõ ràng là tôi được đưa đến đây không phải do tôi tự nguyện, mà là do người khác. Vì vậy, bây giờ, các ông phải lý giải về việc tước đoạt quyền tự do của tôi", ông nói thêm.Trong bài viết trên Instagram, bà Veronica cũng đăng một bức ảnh cho thấy vị cựu tổng thống đang được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Văn phòng Tổng thống Philippines ra tuyên bố xác nhận ông Duterte đang bị giam giữ và có sức khỏe tốt.Cựu Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea cho biết ông Duterte thậm chí còn không biết về những cáo buộc chống lại mình. Theo kênh truyền hình GMA, cựu Tổng thống Duterte bị bắt ít ngày sau khi bị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt với cáo buộc ông phạm tội ác chống lại loài người trong cuộc chiến chống ma túy do ông khởi xướng, được cho là khiến hàng chục ngàn người bị giết mà không qua xét xử.Chính phủ Philippines cho biết ông Duterte bị bắt ngay tại sân bay Manila sau khi trở về từ chuyến đi Hong Kong. Theo hồ sơ của cảnh sát, chiến dịch chống ma túy tại Philippines đã khiến 6.000 người chết. Tuy nhiên, theo thống kê của các tổ chức nhân quyền, số người chết thực tế có thể lên tới 30.000 người. Philippines không còn là thành viên của ICC, sau khi rút khỏi Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC, vào năm 2019. Tuy nhiên ICC vẫn khẳng định tòa có thẩm quyền đối với các tội danh bị cáo buộc khi quốc gia này còn là thành viên.Liên quan căn cứ Villamor, Không quân Philippines (PAF) ngày 11.3 cho biết không có gì bất thường khi cơ sở này được sử dụng làm điểm đến hoặc điểm khởi hành cho những nhân vật quan trọng. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Duterte bị bắt giữ và được đưa đến Villamor. Phát ngôn viên của PAF Ma. Consuelo Castillo cho hay: "Vì lý do an ninh, chúng tôi sẽ để cơ quan chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm về hoạt động này xác nhận và cung cấp thông tin chi tiết cụ thể".
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Apple nói gì khi tiếp tục ra mắt MacBook với RAM 8 GB
Thống kê cho thấy có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong số này, hơn 3.800 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức; hơn 700 văn bản có nội dung cần xử lý ngay, có tính chất chung giữa các bộ.Bộ Tư pháp nhận định nếu sửa đổi, bổ sung hàng ngàn văn bản nêu trên sẽ là khối lượng công việc rất lớn, phát sinh chi phí và khó khả thi, có thể tạo khoảng trống pháp lý do không thể ban hành đúng thời hạn. Trong khi đó, Quốc hội có thể khái quát để quy định theo nguyên tắc chung và vẫn bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình.Cơ quan soạn thảo do đó đề xuất xây dựng nghị quyết với 2 chính sách lớn, nhằm kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Chính sách 1 là xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Các nội dung thuộc chính sách này bao gồm: việc sử dụng tên cơ quan, tổ chức do chuyển giao, tiếp nhận, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, đơn vị do tiếp nhận, chuyển giao hoặc sáp nhập.Ngoài ra còn giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi các cơ quan thay đổi mô hình tổ chức; việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp liên quan đến sử dụng con dấu, trụ sở làm việc, tài sản, kinh phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi có sự sắp xếp tổ chức bộ máy…Chính sách 2 là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa dự liệu được hết trong nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.